9 LỖI THƯỜNG GẶP KHI TẬP GYM
Những trường hợp đi tập gym, đi bơi, học võ hàng ngày đều đặn với mục đích cải thiện sức khỏe, giảm cân, tăng cân tùy theo cơ thể. Tuy nhiên, sau mỗi buổi tập luyện hoặc sau 1 vài tuần tập luyện họ vẫn chưa đạt được mong muốn như chưa giảm được cân hoặc chưa tăng được cân. Rất có thể trong quá trình luyện tập đã mắc sai lầm nên chưa đạt được hiệu quả.
1. Vì sao luyện tập nhiều nhưng cơ thể không có sự thay đổi
Bên cạnh việc luyện tập thể dục thì chế độ dinh dưỡng cũng rất quan trọng. Bạn không thể chỉ giảm cân bằng cách chỉ đến phòng tập và luyện tập được.
Đổ mồ hôi không phải là việc duy nhất dùng để giảm cân, bởi thực chất chỉ là mất đi lượng nước trong cơ thể và điều này cũng không đồng nghĩa với việc bạn đốt cháy được calo.
Tuy nhiên, vấn đề đang quan tâm ở đây chính là nhiều người thường xuyên đi tập thể dục, đi tập gym nhưng lại không tập đúng cách. Những đối tượng này đến phòng tập nhưng không biết cách để sử dụng thiết bị luyện tập, cũng như cách luyện tập phù hợp vì vậy kể cả khi họ cố gắng luyện tập đi chăng nữa thì hiệu quả mà họ mong muốn đạt được lại không cao. Một số sẽ cảm thấy chán nản và từ bỏ, cân nặng sẽ tiếp tục là vấn đề đối với họ.
2. Các lỗi thường gặp khi tập gym
2.1. Không tập trung để luyện tập
Rất nhiều đối tượng đến phòng tập để dành nhiều thời gian trò chuyện cùng nhau. Thời gian cứ thế trôi qua và thời gian mà họ dành cho việc luyện tập là tương đối thấp. Vì vậy, khi đến phòng tập, bạn cần thực sự tập trung vào việc luyện tập của mình.
2.2. Không tăng cường độ trong quá trình luyện tập
Nếu luyện tập ở mức độ không cần thiết thì đây được xem như là một sự lãng phí.
Ngoài việc tăng cường độ luyện tập hợp lý nên tăng thời gian luyện tập, tăng trọng lượng và khoảng cách, luyện tập chéo, và tối đa hóa trọng lượng cơ thể khi tập luyện.
2.3. Kiểm tra nhịp tim để luyện tập ở vùng đốt mỡ
Vùng đốt cháy chất béo, cường độ luyện tập của bạn sẽ không cao lắm, nó chỉ đạt mức từ 65%-70% nhịp tim tối đa của bạn. Mức độ này là tương đối thấp.
Cường độ luyện tập càng cao thì càng đốt cháy được nhiều calo, không chỉ ở phòng tập mà quá trình đốt cháy này còn diễn ra ngay cả khi bạn rời phòng tập.
2.4. Đánh giá quá cao về chỉ tiêu calo
Đừng để mình bị lừa vì các chỉ số trên màn hình máy kiểm tra nhịp tim bởi đây chỉ là một con số chung chung và có thể có nhiều biến số.
Có thể bạn nhìn thấy mình đã tiêu tốn 500 calo nhưng trên thực tế nó chỉ đạt ở mức 250 calo.
2.5. Không thay đổi chương trình luyện tập khi kết quả luyện tập không đáng kể
Khi bạn luyện tập một bài tập nhiều lần, có thể ban đầu cơ thể bạn sẽ có một sự thay đổi, tuy nhiên theo thời gian sự thay đổi này sẽ giảm dần.
Nên hạn chế việc luyện tập thường xuyên với các thiết bị thể dục mà bạn cho là thoải mái nhất.
Bạn có thể thích tập thể dục nhịp điệu, và điều bạn quan tâm là giảm được bao nhiêu cân chứ không phải là để duy trì lượng cơ bắp. Một số khác lại chỉ thiên về việc duy trì khối lượng cơ bắp mà lại không quan tâm đến việc giảm cân. Để đảm bảo việc luyện tập đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên cần có sự kết hợp trong việc tập luyện.
2.6. Giảm mỡ tại một điểm
Cơ thể có thể béo lên từ bất cứ vị trí nào trên cơ thể.
Cần thực hiện một chương trình luyện tập thể dục cân bằng, không chỉ chú tâm vào một điểm duy nhất. Bạn sẽ giảm được cân ở tất cả các vị trí trên cơ thể.
2.7. Kỹ thuật luyện tập không đúng cách
Khi bạn không biết cách để sử dụng các thiết bị luyện tập trong phòng tập gym hoặc thực hiện bài tập không đúng cách, bạn rất dễ nhầm lẫn việc đốt cháy calo với hiệu quả luyện tập.
Việc luyện tập không đúng cách sẽ khiến bạn bị chấn thương, khi đó bạn không thể tiếp tục luyện tập được đồng nghĩa với việc không thể đốt cháy calo.
Để tránh tình trạng không biết sử dụng thiết bị tập luyện, bạn nên cần sự hỗ trợ từ nhân viên phòng tập có kinh nghiệm hoặc bạn có thể thuê một huấn luyện viên riêng cho mình.
Rất nhiều người có quan niệm sai lầm về việc tối đa hóa giảm cân thông qua việc tập luyện. Một ví dụ điển hình đó là việc đổ nhiều mồ hôi đồng nghĩa với việc đốt cháy calo.
2.8. Tập luyện quá nhiều, quá sớm
Nếu bắt đầu một chương trình tập thể dục quá sớm có thể khiến bạn cảm thấy đau quá mức. Bị đau không hẳn là không tốt bởi đây chính là cách mà cơ thể bạn lên tiếng sau khi bạn luyện tập. Nhưng khi bạn làm việc quá sức đặc biệt là quá sớm, có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến động lực luyện tập của bạn.
Một triệu chứng khác của việc luyện tập quá sức đó chính là mệt mỏi, điều này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của bạn. Bạn không thể tiếp tục đốt cháy calo khi ở phòng tập.
Bạn nên có một chương trình luyện tập cá nhân, nhiều phòng tập hiện nay có trang bị thiết bị để hỗ trợ bạn làm việc này hoặc bạn có thể nhờ nhân viên phòng tập giúp đỡ.
2.9. Không luyện tập với chuyên gia được tổ chức công nhận
Một chuyên gia thực sự sẽ đảm bảo giúp bạn không mắc phải những lỗi trên khi tập luyện. Một huấn luyện viên cá nhân sẽ đảm bảo đạt được tối đa hiệu quả từ những nỗ lực của bản thân.
Vì vậy, hãy làm việc với một huấn luyện viên cá nhân được chứng nhân hoặc một nhân viên phòng tập có kinh nghiệm để điều chỉnh chế độ luyện tập. Họ giúp vạch ra một kế hoạch cá nhân phù hợp với nhu cầu cụ thể của bạn và đảm bảo bạn luyện tập đúng cách, thậm chí họ sẽ đưa ra lời khuyên về chế độ ăn uống hợp lý cho bạn.
Tập gym hiện nay là một xu hướng và được nhiều người lựa chọn. Việc tập gym cũng đem đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe và cả hình thể. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả cao nhất khi luyện tập bạn nên lưu ý và tránh mắc các sai lầm thường gặp khi tập gym tránh lãng phí thời gian, sức lực và những tổn thương không đáng có.